1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía:
Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng mía phát triển không tốt và hàm lượng đường thấp.
Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Người ta có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn và ít màu mỡ.
Đất trồng phải có tầng canh tác dày, độ thoáng nhất định và độ pH không quá chua cũng như không quá kiềm (<4 và >9), pH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15°, đất không ngập úng thường xuyên. Nhu cầu dinh dưỡng của các yếu tố dinh dưỡng của cây mía khác nhau theo các thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ mầm non (từ 1 đến 5 lá thật) mía yêu cầu nhiều nhất là đạm để phát triển thân lá rồi mới đến Kali và lân.
- Thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn lóng, mía yêu cầu nhiều nhất là Kali rồi mới đến lân, sau cùng là đạm.
- Thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N-P-K.
2. Lưu ý khi bón phân cho mía:
Có hai thời điểm bón phân cần lưu ý: Một là sau khi làm đất xong đối với mía tơ, sau khi thu hoạch hoạch xong đã tiến hành trồng dặm, dọn dẹp lá khô đối với mía gốc. Hai là bón thúc khi mía bắt đầu đẻ nhánh. Đây là hai giai đoạn quan trọng quyết định năng suất mía thu hoạch.
Làm sạch cỏ dại trước khi bón, bổ sung thêm vôi để cân bằng pH đất và quản lý mầm bệnh. Ở những vùng có lượng mưa lớn, xói mòn mạnh nên bón bổ sung các loại phân có chứa trung và vi lượng như sắt, Mangan và Magie. Bón phân theo rãnh hai bên hàng mía đồng thời lấp đất lại để hạn chế rửa trôi, thất thoát.
Bổ sung phân hữu cơ và NPK, phân bón lá (nếu có) tùy vào hiện trạng của cây. Cần tuân thủ đúng liều lượng của nhà sản xuất cho từng loại phân bón để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Phân bón cho cây mía:
a. Đối với mía tơ:
Thời điểm bón: Bón sau khi làm đất xong (cày bừa 2-3 lần, cày sâu 25-30 cm, cày phẳng ruộng) và khi cây có 4 -5 lá thật (45 -60 ngày sau trồng).
Cách bón: Lần 1, phủ một lớp đất mỏng 1 - 3 cm rồi mới đặt hom (bón ngay sau khi rạch hàng hoặc lúc đặt hom giống). Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mực thuỷ cấp thấp cần phải lên líp trước khi tiến hành bón lót. Lần 2, phân được rãi đều theo hai rãnh xung quanh gốc (cách gốc 10 cm), dọc theo hàng mía, độ sâu bón phân tối thiểu 15cm. Sau khi bón phân phải xới xáo, vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.
Liều lượng bón: Lần 1 bón 2 tấn/ha phân hữu cơ Mixa (22% OM) hoặc Bela (30% OM) (dành cho đất bạc màu hoặc dễ xói mòn hơn), kết hợp NPK 15-15-15. Lần 2 thì bón phân hữu cơ khoáng 9 5 9, tình trạng phát triển của cây và loại đất để quyết định liều lượng bón cho hợp lý. Có thể sử dụng bổ sung phân bón lá Root Boster (2kg/lần/ha pha 400 lít nước) và Grow Boster (2kg/lần/ha pha 400 lít nước) để giúp cây ra rễ, đâm chồi và vươn lóng tốt.
b. Đối với mía gốc:
Thời điểm bón: Bón thúc lần 1 sau thu hoạch vụ trước khoảng 1 tháng (đối với đất chủ động tưới) hoặc đầu mùa mưa (đối với canh tác nhờ nước trời) và bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu đẻ nhánh từ 40 - 60 ngày sau khi bón lần 1.
Cách bón: Phân được rãi đều theo hai rãnh (cách gốc 20 cm), dọc theo hai bên hàng mía, độ sâu bón phân tối thiểu 15cm. Sau khi bón phân nên vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.
Liều lượng bón: Đợt 1 bón 2 tấn/ha phân hữu cơ Mixa hoặc Bela (dành cho đất bạc màu hoặc dễ xói mòn), kết hợp bón 400kg/ha kết hợp NPK 15-15-15. Lần 2 thì bón phân hữu cơ khoáng 9 5 9, tình trạng phát triển của cây và loại đất để quyết định liều lượng bón cho hợp lý. Có thể sử dụng bổ sung phân bón lá Root Boster (2kg/lần/ha pha 400 lít nước) và Grow Boster (2kg/lần/ha pha 400 lít nước) để giúp cây ra rễ, đâm chồi và vươn lóng tốt.
4. Những điểm nổi bật trong quá trình chăm sóc:
Thông tin |
Mùa khô |
Mùa mưa |
Đặc tính sinh trưởng |
ü Cây cần nước để sinh trưởng. ü Cây tập trung ra rễ và đẻ nhánh. |
ü Nhu cầu nước và dinh dưỡng cao. ü Cây tập trung đẻ nhánh và vươn lóng. ü Khi mía có lóng và cao trên 1m, nếu có chồi mới (mía mầm hoặc chồi nước) nên nhổ bỏ. |
Sâu bệnh |
ü Sâu: Sâu đục thân, rệp sáp,… ü Bệnh: khảm lá, đỏ lá mía, than đen,.…. |
ü Sâu: Sâu đục thân, rệp sáp,… ü Bệnh: khảm lá, đỏ lá mía, than đen,.…. |
Giải pháp |
ü Sâu bệnh hại: Ngâm hom trước khi trồng, dùng thiên địch như ong ký sinh hay sử dụng thuốc hóa học đề phòng trừ. |
ü Sâu bệnh hại: Dùng thiên địch: Ong ký sinh hay sử dụng thuốc hóa học đề phòng trừ. |