Hướng dẫn bón phân cho cây dừa hữu cơ

  1. Nhu cầu dinh dưỡng cây dừa hữu cơ:

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những giải pháp hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, giảm nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3565/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 13/08/2021 phê duyệt Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện một số quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho một số cây, còn cụ thể là cây dừa.

Cây dừa sống trên đất cát, đất thịt, đất sét nhưng tốt nhất là đất phù sa và đất cát pha. Cây dừa chịu được ngạp theo thủy triều trong vài tháng. Nhưng khi bị héo úng kéo dài, dừa sẽ bị thối rễ và rụng trái. Dừa là cây chịu mặn khá, nhưng khi độ mặn vượt quá 100/00  và hàm lượng sulfat cao hơn 500mg/lít dừa sẽ bị ảnh hưởng về mặt sinh trưởng và phát triển. Cây dừa thích hợp ở pH: 5-8 với pH từ 4,5 - 5 vẫn phát triển được nhưng không tốt.

Nhóm giống dừa cao: Cho năng suất cao được người dân Bến Tre cũng như các tỉnh lân cận chọn để trồng là dừa ta và dừa dâu. Ra hoa từ 3 - 3,5 năm trồng, năng xuất trung bình 70 - 80 trái/cây/năm. Kích thước trái to, cơm dừa dày 11 - 13mm, com dừa tươi 400 - 500g/trái. Nhóm dừa phổ biến thứ 2 là giống dừa dâu xanh và dâu vàng. Ra hoa từ 3 - 3,5 năm trồng, năng suất trung bình 80 - 90 trái/cây/năm. Kích thước trái to, cơm dừa dày 10 - 12mm, cơm dừa tươi 300 - 400g/trái.

Ngoài ra, còn một số giống dừa lai có triển vọng phát triển như JVA1, JVA2... Trong đó có giống dừa sáp là loại giống dừa khá đặc biệt cho năng suất thấp nhưng hiện nay đang có giá trị kinh tế cao có thể đưa vào sản xuất dừa hữu cơ.

Nhóm giống dừa lùn: Hiện nay có một số giống dùng chủ yếu để uống như dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục... Ra hoa khoảng 2 - 2,5 năm trồng, năng suất bình quân 100 - 120 trái/cây/năm, thể tích nước 230 - 300ml nước có vị ngọt thanh, độ Brix 7 - 8%.

Mỗi năm cây dừa sản xuất ra một khối lượng sinh khối (rễ, thân, hoa, lá trái), vì thế nhu cầu dinh dưỡng đối với cây dừa là rất lớn và rất cần thiết. Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây dừa được xếp theo thứ tự là Kali (K), Clorua (Cl), Đạm (N) và Lân (P). Tiếp theo là Ma-giê (Mg), Canxi (Ca) và cuối cùng là Lưu huỳnh (S).

Đối với cây dừa canh tác hữu cơ thì nguồn phân bón để cung cấp dinh dưỡng đa vi trung lượng cho cây dừa phải có từ nguồn gốc hữu cơ (xác bã động thực vật có nguồn gốc rõ ràng), đối với Kali và có thể sử dụng một số khoáng thiên nhiên K2SO4 hoặc từ nguồn phân gà hữu cơ, đối với Ca và Mg có thể sử dụng từ bột đá khoáng Đôlômite, đối với lân có thể dùng từ bột đá Apatic và đạm thì có tthể từ bột đậu nành, bộ sâu canxi hay vi sinh vật cố định đạm và dịch thủy phân trùn quế. Ngoài ra để tăng cường quá trình sinh trưởng ra bông đậu quả và chống rung trái non thì các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn, Fe Mn, Cl, Cu cũng rất cần thiết cho cây, các nguồn này có thể được bổ sung từ các vi lượng sinh học... Bên cạnh đó cần cung cấp một lượng vi sinh vật hữu ích nhất định cho cây dừa hữu cơ hàng năm để cải tạo đất, cố định đạm sinh học và phân giải hợp chất hữu cơ tạo độ mùn cho đất, đồng thời tăng khả năng đối kháng với các nấm bệnh gây hại ở dừa đặc biệt là bệnh thối rễ. 

Vì thế phân bón hữu cơ Biotani của Công ty TTC AgriS có thể đáp ứng được các nhu cầu  về dinh dưỡng  nói trên cho cây dừa hữu cơ sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao, ổn định.

2. Lưu ý khi bón phân hữu cơ:

Việc bón phân hữu cơ cho cây dừa là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện canh tác dừa hữu cơ, cần thực hiện đúng cách mới cung cấp dưỡng chất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Để tạo môi trường đất tốt cho cây dừa hữu cơ phát triển đầu tiên bà con cần quan tâm đến pH đất ở mức gần trung tính đến trung tính và cân duy trì ổn định trong suốt quá trình canh tác (6 -7,5), trong điều kiện pH này sẽ ít nấm bệnh đồng thời tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật có lợi phát triển để cải thiện độ phì nhiêu đất cho cây, bón phân hữu cơ có hàm lượng axit mùn (axit humic, axit fulvic) cao sẽ duy trì ổn định pH và khả năng đệm cho đất, cải tạo hệ vi sinh vật.

Chế độ nước cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây dừa đặc biệt lúc ra hoa, nuôi quả và thời điểm bón phân đặc biệt là bón phân hữu cơ phải có độ ẩm tốt thì mới có hiệu quả cao, độ ẩm đất luôn được duy trì ở mức ổn định 55 - 65%.

Nên duy trì lớp thực vật trên mặt liếp bằng cách trồng xen hoặc giữ lớp cỏ mỏng, nhất là cỏ họ đậu hay dùng tàu dừa và các loại lá cây phủ lên mặt liếp để chống việc rửa trôi đất trong mùa mưa, giữ ẩm đất trong mùa mưa, giữ ẩm đất trong mùa khô, làm tăng độ màu mỡ của đất.

3. Phân bón cho cây dừa hữu cơ:

Thời điểm bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm. Trước khi bón cần dọn sạch cỏ dại và lá dừa khô xung quanh. Đối với vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và các vùng miền núi phía Bắc), bón phân trong năm phải chấm dứt trước tháng 10 hàng năm.

Cách bón: Cuốc rãnh theo hình vành khăn hoặc bấu lỗ quanh gốc theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Từ cuối năm thứ tư trở đi, bón phân vào băng rộng 1 - 1,5m giữa hai hàng dừa. Trước khi bón, cần cào bớt đất lá ra khỏi hố, rải đều phân trong hố và lấp kín bằng xác bã thực vật, tưới nước hoặc bồi bùn để cây hấp thu tốt, tránh phân bị thất thoát.

Liều lượng và loại phân bón: Sử dụng loại phân theo hướng dẫn của doanh nghiệp mà nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất dừa hữu cơ. Có thể tham khảo bảng sau và gia tham theo độ tuổi cây cho phù hợp:

STT

Nguồn vật liệu

Định mức

(kg/cây/năm)

Số lần bón và cách bón

 

1

 

Phân hữu cơ vi sinh Biotani

 

6-10

Bón 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, rải xung quanh gốc, trong bán kính 2,5m và cách gốc 1,5 m, sau đó tủ gốc bằng lá dừa rơm rạ hoặc bồi bùn.

2

Vôi xám (chính là bột đá đolomite)

2-3

Bón một lần vào đầu mùa mưa, rãi xung quanh gốc hoặc có thể rãi khắp bờ.

3

Bột đá Apatic

2-3

Bón một lần vào đầu mùa mưa (sau khi  bón vôi 10 ngày), rãi xung quanh gốc, trong bán kính 2,5m và cách gốc 1,5 m.

 

4

Phân gà hữu cơ

 

2

Bón một lần vào đầu mùa mưa (sau khi  bón vôi 10 ngày), rãi xung quanh gốc, trong bán kính 2,5m và cách gốc 1,5 m.

 

 

 

5

Dịch trùn quế, dịch đạm cá hoặc phân hữu cơ ủ hoai với nấm Trichoderma

 

 

0.5ml/lít/gốc/lần dung dịch hoặc 25-30 kg/gốc phân ủ

Chia làm 2-3 lần/năm, rãi hoặc tưới xung quanh gốc, trong bán kính 2,5m và cách gốc 1,5m, tủ xác bã thực vật và lá dừa khô sau khi tưới hoặc bón phân.

Bón vào đầu mùa mưa (sau khi bón phân lân Apatic 10 ngày) và cuối mùa mưa.

 

6

 

Trồng cây phân xanh

 

Trồng phủ cả bờ

Trồng một số cây phân xanh (cây họ đậu, cây bình linh lá lớn, cây cỏ hôi…) để cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng cho đất.

4. Những điểm nội bật trong quá trình chăm sóc:

Thông tin

Mùa khô

Mùa mưa

Đặc tính sinh trưởng

ü Cây cần nước để sinh trưởng

ü Cành lá sum xuê, đọt non phát triển nhiều.

Sâu bệnh

ü Côn trùng: Đuông dừa, bọ dừa, kiến vương,……phá hoại

ü Côn trùng: Đuông dừa, bọ dừa, kiến vương,……phá hoại

Giải pháp

ü Nước tưới: Bồi bùn hay tưới thêm nước

ü Côn trùng gây hại: Sử dụng bọ đuôi kìm hay thuốc hóa học để phòng trừ

ü Côn trùng gây hại: Sử dụng bọ đuôi kìm hay thuốc hóa học để phòng trừ

 

Contact Me on Zalo