1. Nhu cầu dinh dưỡng cho cây dừa:
Rễ dừa không có lông hút, ở rễ con có một đoạn cách chóp rễ khoảng 5 cm được cấu tạo bởi các tế bào có vách mềm có thể cho nước và dưỡng chất đi qua, đó là nơi hấp thụ nước và dưỡng chất của cây dừa.
Cây dừa từ 5 tuổi trở lên, có khoảng 70% rễ mọc cách gốc trong vòng bán kính từ 1,5m đến 2,5m và không ăn sâu (30 - 60 cm). Đây là vùng rễ chủ yếu hút nước và phân bón để nuôi cây, việc bón phân và tưới nước nên tập trung vào vùng nầy.
Dừa là loại cây trồng có trái quanh năm. Vì vậy, muốn dừa có trái sai và liên tục, thì phải bảo đảm cho cây dừa luôn đủ dinh dưỡng liên tục trong năm (ánh sáng, phân và nước).
2. Lưu ý khi bón phân có cây dừa:
Việc bón phân cho cây dừa là yêu cầu bắt buộc, cần thực hiện đúng cách để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, khỏe mạnh. Lúc đó việc trồng cây dừa đem lại năng suất cao sẽ được thực hiện tốt.
Cần bón đầy đủ và cân đối các loại phân đạm, lân super, kali clorua, trung lượng và vi lượng. Phân vô cơ được chia bón làm 2 - 3 đợt trong năm. Năm thứ nhất thời gian giữa các lần bón cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Đặc biệt là giai đoạn cho trái rất cần tăng cường phân Kali để dừa đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Số lần và liều lượng bón: bón phân 2 lần/năm, đợt 1 vào mùa mưa khi đủ ẩm; đợt 2 vào cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng, chia đều lượng phân cho mỗi lần bón.
Mỗi năm tuổi cần bồi bùn 1 lần vào đầu mùa khô (đối với đất vườn) hoặc bồi thêm đất xung quanh gốc cây (đối với đất ruộng) để cung cấp dinh dưỡng và tạo điều kiện cho rễ phát triển. Chỉ nên lấy lượng phù sa tầng mặt để bồi, tránh lấy tầng sét hoặc đất phèn ở tầng sâu. Bồi bùn rất tốt cho dừa, vì trong bùn có nhiều chất hữu cơ và khoáng chất có ích. Nên bồi bùn vào mùa khô trước khi nước lợ xâm nhập. Có thể kết hợp bón phân hữu cơ trước khi bồi bùn. Đối với dừa giai đoạn kinh doanh nên hạn chế bón phân ở giai đoạn ra hoa rộ, cần chia đều phân bón ra để bón, tưới thêm nước 7 - 10 ngày/lần sẽ góp phần gia tăng năng suất dừa. Nếu bón vào mùa khô và bồi bùn trên mô dừa.
Nên duy trì thực vật trên mặt liếp bằng các trồng xen, hoặc giữ lớp cỏ mỏng, nhất là cỏ họ đậu, hay dùng tàu dừa và các loại lá cây phủ lên mặt liếp để chống việc rửa trôi đất trong mùa mưa, giữ ẩm đất trong mùa khô, làm tăng độ màu mỡ của đất.
3. Phân bón cho cây dừa:
a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
![]() |
Thời điểm bón phân: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm.
Cách bón: Cuốc rảnh theo hình vành khăn hoặc bấu lỗ quanh gốc theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sâu đó lấp đất vùi phân. Từ cuối năm thứ tư trở đi, bón phân vào băng rộng 1 -1,5m giữa hai hàng dừa. Trước khi bón, cần cào bớt đất lá khô ra khỏi hố, rải đều phân và che phủ bằng xác bã thực vật, tưới nước để cây hấp thu tốt, tránh phân bị thất thoát.
Liều lượng phân bón được thể hiện trong bảng bên dưới tùy thuộc vào loại đất và năm tuối của cây để bón cho hợp lý: Phân hữu cơ Biotani: 1 - 3 kg/cây/năm, kết hợp bón thêm NPK 20 20 15 TE hoặc 16 16 8 DAP.
b. Giai đoạn kinh doanh:
![]() |
Thời điểm bón phân: Bón phân khi đất đủ ẩm, nên dùng lá dừa, rơm rạ phủ gốc sau khi bón nhằm tránh thất thoát phân bón, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm. Đối với vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc), bón phân lần cuối trong năm phải chấm dứt trước tháng 10 hàng năm.
Cách bón: Bón phân vào băng rộng 1 - 1,5m giữa hai hàng dừa. Trước khi bón cào bớt đất lá ra khỏi hố, rải đều phân trong hố và lấp kín bằng xác bã thực vật tại chỗ, tưới nước để cây hấp thu tốt, tránh phân bị thất thoát. Hàng năm nên tổng vệ sinh cho vườn dừa từ 1- 2 lần. Công việc bao gồm: Dọn dẹp tất cả bông mo khô, tàu dừa kho dính trên cây giúp lá bung nhanh, cây phát triển tốt hơn, phòng ngừa kiến tấn công cây dừa. Vào thời điểm mưa nhiều, cần giảm lượng phân đạm tăng Kali để hạn chế rụng trái. Nếu vườn dừa đậu trái sai cần bổ sung thêm khoảng 15 - 20% lượng phân bón nêu trên. Ngoài ra lượng phân chủ yếu nêu trên, cần bón thêm vôi với liều lượng 500 - 800kg/ha/năm (chia 2 lần bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa) để tránh dừa rụng non, bị trăng ăn hay dính lá chết...
Liều lượng phân bón cho dừa trong giai đoạn này được tùy thuộc vào loại đất và năm tuổi của cây để bón cho hợp lý: Phân hữu cơ Biotani: 4 - 6 kg/cây, NPK 20 20 15 TE hoặc 16 16 8.
4. Những điểm nội bật trong quá trình chăm sóc:
Thông tin |
Mùa khô |
Mùa mưa |
Đặc tính sinh trưởng |
ü Cây cần nước để sinh trưởng |
ü Cành lá sum xuê, đọt non phát triển nhiều. |
Sâu bệnh |
ü Côn trùng: Đuông dừa, bọ dừa, kiến vương,…phá hoại |
ü Côn trùng: Đuông dừa, bọ dừa, kiến vương,…phá hoại |
Giải pháp |
ü Nước tưới: Bồi bùn hay tưới thêm nước ü Côn trùng gây hại: Sử dụng bọ đuôi kìm hay thuốc hóa học để phòng trừ |
ü Côn trùng gây hại: Sử dụng bọ đuôi kìm hay thuốc hóa học để phòng trừ |