Hướng dẫn bón phân cho cây LÚA

1. Nhu cầu dinh dưỡng cây lúa:

Lúa là cây lương thực ngắn ngày, hiện nay với giống lúa lai cao sản chất lượng cao như OM 18, 5451, Đài Thơm 8, … thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao có thể lên đến 10 – 11 tấn/ha, trung bình là 7 – 8 tấn/ha, với khu vực ĐBSCL có thể canh tác 1 năm 3 vụ, do vậy việc bón phân cho quá trình canh tác lúa là không thể thiếu.

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa luôn cân đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng để sinh trưởng và tạo năng suất. Đối với khu vực ĐBSCL lượng phân NPK khuyến có cho giống lúa lai cao sản thường gia động: Đạm (N) 90 -100 Kg/ha, Lân (P2O5) 50 – 60kg/ha, Kali (K2O) 40 -50kg/ha; Đối với phân lân khuyến cáo nên sử dụng phân lân nung chảy, ngoài cung cấp lân cho cây lúa phân còn cung cấp đủ Ca, Mg và Si cho cây, vì vậy bón lân nung chảy gần như đáp ứng đủ các nguyên tố trung lượng cho cây lúa, bên cạnh đó phân lân nung chảy còn nhằm hạ phèn và giải độc trong đất. Đối với các nguyên tố vi lượng cây lúa cần rất ít nhưng không thể thiếu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, để cây hấp thu dinh dưỡng vi lương tốt và cân đối thì nên phun qua lá vào các thời kỳ lúa non, lúa đẻ nhánh và làm đòng.

Để tăng hiệu quả của phân bón cho lúa, nên bón theo cách kết hợp với làm cỏ sục bùn, giữ nước vừa phải, không bón phân khi thời tiết xấu…..có thể dùng phân bón dạng viên tổng hợp bón tập trung vào gốc giúp cây phát triển bộ rễ và thân vững, khỏe, sớm thích nghi với điều kiện môi trường. Thời kỳ cây lúa làm đòng và nuôi hạt nên tăng cường  phân Kali để thúc đồng nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để hiệu suất cao hơn khi gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều.

Để chống ngộ độc hữu cơ và phân giải tốc các tàn dư rơm rạ trên đồng ruộng của vụ trước được vùi trong ruộng và bổ sung hệ vi sinh vật hữu ích cho đất, giúp cải thiện sức khỏe và tăng độ phì nhiêu đất lúa, nên bón bổ sung phân hữu cơ Biotani 1 tấn/ha, giúp bổ sung lượng chất hữu cơ và  hệ vi sinh vật có ích như vi sinh vật cố định đạm 4,6 x 106 CFU/g, vi sinh vật phân giải lân 1,7 x 106 CFU/g, vi sinh vật phân giải xenlullo 2,2x106 CFU/g.

2. Lưu ý khi bón phân cho lúa:

Bón phân cho lúa không chỉ là “kỹ thuật” mà còn là “nghệ thuật” của người nông dân. Các công thức phân chỉ mang tính tham khảo dựa trên nhu cầu cần thiết cơ bản của cây lúa. Tùy theo tình trạng đất đai và tình trạng của cây lúa mà người nông dân có thể gia giảm lượng phân nguyên chất tổng số và lượng phân cho mỗi đợt bón. Lưu ý không để xảy ra hiện tượng thiếu và thừa dưỡng chất, đặc biệt đối với phân đạm. Do vậy bón phân cân đối và hợp lý bón kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ sinh học cần được quan tâm.

Bón đúng chủng loại phân, đúng thời điểm, đúng liều lượng, dung loại đất và đúng kỹ thuật là rất cần thiết trong quá trình sử dụng phân bón và nâng cao hiệu quả phân bón cho cây lúa.

Để khai thác hiệu quả của phân đạm trong vụ Hè Thu ở vùng ĐBSCL thì bà con cần chú ý đến vấn đề ngộ độc hữu cơ của bộ rễ lúa, do vậy trong vụ hè thu cần chú ý pH đất và hệ vi sinh vật phân giải hữu cơ trong quá trình làm đất, vì thế vụ Hè Thu ở ĐBSCL cần phải bón lót lân nung chảy trước khi xuống giống là cần thiết, kể cả cho đất phù sa trung tính và đất phèn. Đối với nền đất cát, đất xám, đất bạc màu cần bón nhiều Kali hơn so với những loại đất khác. Ở những loại đất này, hàm lượng hữu cơ và sét thấp. Vì vậy, bà con cần chia phân ra bón làm nhiều lần để làm giảm thất thoát phân bón. Đất phèn, đất trũng, nghèo lân, có yếu tố sắt nhôm thì cần bón nhiều lân và vôi để giảm độ độc của sắt và nhôm gây ra.

3. Phân bón cho cây lúa:

Thời điểm bón:

Lần bón

Thời điểm bón

Loại phân bón

Tỷ lệ phần trăm/tổng số

Lần 1

Lần 1: Trước khi làm đất

Phân hữu cơ Biotani+ Đôlômit

100%

Đạm ure

10%

Lân nung chảy

100%

KCl

10%

Lần 2

Bón vào 7-10 ngày sau gieo

Đạm ure

30%

KCl

20%

Lần 3

Bón khi lúa đẻ nhánh tích cực (22-25 ngày sau sạ).

Đạm ure

30%

DAP

100%

KCl

30%

Lần 4

Bón khi 50% chồi chính trên đồng có đòng 1mm (40-45 ngày sau sạ).

Đạm ure

30%

KCl

40%

 

Cách bón: Bón trực tiếp vào đồng ruộng sau khi làm đất chuẩn bị gieo sạ. những lần sau, trước khi bón cần dẫn nước ra khỏi ruộng, tránh trường hợp tích nước nhiều khiến phân tan vào nước, dễ rửa trôi khi thoát nước, gây thất thoát, lãng phí. trộn đều phân rải đều khắp ruộng.

Liều lượng bón tính cho 10.000 m2 như sau:

Loại phân

Vụ Xuân

Vụ Hè Thu

Lúa lai

Lúa thuần

Lúa lai

Lúa thuần

(kg)

(kg)

(kg)

(kg)

Phân hữu cơ

1500

1500

2000

2000

Đạm ure

220

180

200

180

Phân lân nung chảy

300

300

320

320

DAP

40

36

38

36

Kali Clorua

130

125

120

110

Đô lô mit

500

500

500

500

Chú ý: Những vùng đất chua, phèn nên bón phân lân nung chảy.

4. Những điểm nổi bật trong quá trình chăm sóc:

Thông tin

Mùa khô (Vụ Đông Xuân)

Mùa mưa (Vụ Hè Thu)

Đặc tính sinh trưởng

ü Giống ngắn ngày (90-95 ngày)

ü Bắt đầu từ tháng 11, 12

ü Bệnh trên lá: Thời tiết khô hạn, độ ẩm của đất thấp hoặc ngập úng kéo dài, lúa dễ nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá,….

ü Sâu đục thân:  phát triển trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao

ü Giống ngắn ngày (90-95 ngày)

ü Bắt đầu từ tháng 4, tháng 5

ü Dễ úng mạ sau gieo sạ.

ü Sâu:  phát triển trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao như sâu đục thân

ü Sâu cuốn lá: Xuất hiện khi mưa nắng liên tục,  bướm vào đèn.

Sâu bệnh

ü Sâu: sâu đục thân, sâu cuốn lá,..

ü Bệnh: bệnh bạc lá, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn…..

ü Sâu: sâu đục thân, sâu cuốn lá,..

ü Bệnh: bệnh bạc lá, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn…..

Giải pháp

ü Sử dụng các biện pháp sinh học: vi khuẩn, nấm và kỹ thuật xử lý sinh học khác

ü Sử dụng thuốc hóa học: trừ nấm, vi khuẩn, trừ sâu

ü Sử dụng các biện pháp sinh học: vi khuẩn, nấm và kỹ thuật xử lý sinh học khác

ü Sử dụng thuốc hóa học: trừ nấm, vi khuẩn, trừ sâu

 

 

Contact Me on Zalo