Hướng dẫn bón phân cho cây Bưởi

1. Nhu cầu dinh dưỡng cây Bưởi:

Nhằm đảm bảo cây phát triển tốt, tỉ lệ đậu trái cao và tăng sản lượng bưởi, việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu là rất quan trọng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng của bưởi da xanh như giống, khí hậu, sâu bệnh, môi trường, phân bón... Trong đó phân bón là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Cây bưởi cần bổ sung dinh dưỡng cân bằng các nguyên tố đa, trung và vi lượng.

Đạm là yếu tố quan trọng cho cây đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản và cây phục hồi sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý bón phân đạm theo tình hình thực tế của vườn, bón cân đối và kết hợp với các loại phân khác để tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tiết kiệm chi phí.

Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng giúp kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, kích thích quá trình đậu trái.

Kali là nguyên tố đa lượng giúp cây chống chịu với điều kiện bất lợi, cây cứng cáp, chống đỗ ngã và hạn chế rụng trái non.

Canxi là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình chăm sóc bưởi giai đoạn kinh doanh, cần bổ sung Canxi bằng cách phun qua lá ở giai đoạn ra hoa và sau khi đậu trái nhằm chống nứt trái, rung trái non.

2. Lưu ý khi bón phân cho cây bưởi:

Phương pháp bón: Nếu trồng thưa thì bón theo hình chiếu tán cây, nếu vườn giao tán thì bón hết mặt liếp. Trước khi bón, cần xới nhẹ mặt liếp, bón phân, sau đó lấp đất và tưới ẩm cho cây.

Chỉ nên bón phân khi cơi đọt già, không nên bón vào lúc cây đang ra đọt non, vì lúc này cây đang ra rễ cám, bón phân sẽ gây ảnh hưởng đến bộ rễ non, hoặc thời điểm mưa bão cũng không nên bón phân vì rễ bưởi không phát triển, bón phân sẽ hư rễ làm cây bị suy kiệt.

Kiểm tra pH đất trước khi bón phân: Đảm bảo rằng pH luôn nằm trong ngưỡng yêu thích của cây bưởi là từ 6 -7.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ và căn bằng trong suốt quá trình cây ra hoa, đậu trái, cần lưu ý các thời điểm bón phân sau: Khi bưởi vừa đậu trái và sau khi đậu khoảng 1 tháng. Đây là giai đoạn cây bưởi cần rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và các nguyên tố vi lượng để thúc trái phát triển nhanh, giảm tỷ lệ rụng trái non do cây thiếu dinh dưỡng. Từ đó nâng cao sản lượng mùa vụ, mang đến hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn sau khi bưởi đậu trái 2,5 tháng, trong giai đoạn này cần bổ sung cân đối N - P - K để tăng chất lượng trái. Đây là những chất cần thiết giúp trái to, tròn, đồng đều, da căng bóng, mọng nước và có độ ngọt cao.

Ngoài việc bón phân vô cơ thì hằng năm nên bón phân hữu cơ để cải thiện sức khỏe của đất, tăng pH, giúp bưởi tránh khô đầu múi, phẩm chất tốt, màu đỏ đẹp, kéo dài thời gian thu hoạch và bảo quản, giúp cây có bộ tán lá năng chống chịu với sâu bệnh, cải thiện phẩm chất quả ở vụ tiếp theo. Đồng thời hỗ trợ cãi tạo đất, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.

3. Phân bón cho cây Bưởi:

Bảng phân bón cho cây bưởi qua các giải đoạn sinh trưởng như bảng sau, tuy nhiên cần căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây để gia giảm cho phù hợp:

Thời kỳ

Giai đoạn bón

PHC Biola (kg/cây)

NPK 20 20 15 TE (kg/cây)

NPK 10 60 10 (kg/cây)

NPK 30 10 10 (kg/cây)

NPK 17 17 17 (kg/cây)

Thời kỳ kiến thiết

Đầu và cuối mùa mưa

0,5-2,0

1 - 1.5

 

 

 

Thời kỳ kinh doanh

Sau thu hoạch

2,0-4,0

1

 

 

 

Trước ra hoa

 

 

2

 

 

Sau đậu trái 1 tháng

 

 

 

0.8

 

Sau đậu trái

 2,5 tháng

 

 

 

1

 

Sau đậu trái 4 tháng

 

 

 

 

1

Trước thu hoạch

1,5-2 tháng

 

 

 

 

0.8

 

a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Thời điểm bón: Trong 4 năm đầu tiên nên bón 2 - 3 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa, trước khi bón cần dọn sạch cỏ dại và đảm bảo độ ẩm trong vườn cây.

Cách bón: Dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc theo tán của cây, sâu khoảng 5-7cm. Sau đó bón phân vào rồi dùng rơm rạ, cỏ khô tủ lại. Hoặc có thể pha loãng với nước để tưới (thông thường pha theo tỉ lệ 3 phân : 4 nước), chia ra nhiều lần tưới, tuổi cây càng thấp số lần tưới càng nhiều (từ 4-6 lần).

Liều lượng: Phân hữu cơ Biloa 0,25 - 1 kg/cốc/đợt, NPK 20 20 15 từ 1 - 1,5 kg/gốc/năm.

b. Giai đoạn kinh doanh:

Thời điểm bón: Có 6 lần bón từ năm thứ 5 trở đi như sau:

  • Lần 1: Sau khi thu hoạch xong.
  • Lần 2: Trước khi cây ra hoa.
  • Lần 3: Sau khi đậu trái 1 tháng.
  • Lần 4: Sau khi đậu trái 2,5 tháng.
  • Lần 5: Sau khi đậu trái 4 tháng.
  • Lần 6: Trước khi thu hoạch 1,5 - 2 tháng.

Cách bón: Dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc theo tán của cây, sâu khoảng 5 - 7cm. Sau đó bón phân vào rồi dùng rơm rạ, cỏ khô tủ lại. Hoặc có thể quy đổi sang dạng phân đơn với liều lượng tương đương pha loãng với nước để tưới (thông thường pha theo tỉ lệ 3 phân : 4 nước).

Liều lượng bón:

  • Lần 1: Sau khi thu hoạch phân hữu cơ vi sinh Biola 2 - 4 kg/gốc/năm hoặc 20 - 30 kg/gốc phân chuồng hoại, bón phân NPK 20 20 25 TE 1kg/cây.
  • Lần 2: Trước khi ra hoa bón phân NPK 20 20 25 TE 2kg/cây.
  • Lần 3: Sau đậu trái 1 tháng lúc này trái bưởi lớn chậm do đó cần bón phân NPK 20 20 25 TE 0.8kg/cây.
  • Lần 4: Sau khi đậu trái 2,5 tháng lúc này trái lớn nhanh nên cần bón phân NPK 20 20 25 TE 1kg/cây.
  • Lần 5: Sau khi đậu trái 4 tháng lúc này trái lớn nhanh và bắt đầu tích lũy chất khô nên bón phân NPK 20 20 25 TE 1kg/cây
  • Lần 6: Trước khi thu hoạch 1,5 - 2 tháng bón phân NPK 20 20 25 TE 0.8kg/cây.

4. Những điểm nổi bật trong quá trình chăm sóc:

Thông tin

Mùa khô (Mùa thuận)

Mùa mưa (Mùa nghịch)

Đặc tính sinh trưởng

ü Bắt đầu từ tháng 11, 12 đến tháng 7

ü Thuận lợi tạo khô hạn khi làm trái.

ü Chủ động nguồn nước tưới, tỷ lệ đậu trái cao.

ü Tỉa bớt trái non trên cành

ü Cây bưởi có nhu cầu dinh dưỡng cao cần bổ sung cân đối va đầy dủ dể cho hiệu quả kinh tế cao.

ü Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12

ü Quản lý chặc chẽ trong công tác tạo mầm bông là công tác quan trọng nhất.

ü Cây dễ đi đọt non

ü Phun rửa bông sau khi gặp mưa.

ü Phun thuốc dưỡng trái non sau hi đậu trái.

ü Tỉa bớt trái non trên cành

ü Cây bưởi có nhu cầu dinh dưỡng cao cần bổ sung cân đối va đầy dủ dể cho hiệu quả kinh tế cao.

Sâu bệnh

ü Côn trùng: Rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ

ü Bệnh: Vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, than thư…..

ü Côn trùng: Vẽ bùa, sâu ăn lá,….

ü Bệnh:  Vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, than thư…..

Giải pháp

ü Vệ sinh cỏ dại quanh vườn

ü Sử dụng thuốc hóa học: trừ nấm, vi khuẩn, trừ sâu

ü Hạn chế phân hóa học, thay thế bằng phân hữu cơ.

ü Vệ sinh cỏ dại quanh vườn

ü Sử dụng thuốc hóa học: trừ nấm, vi khuẩn, trừ sâu

ü Hạn chế phân hóa học, thay thế bằng phân hữu cơ.

Contact Me on Zalo