1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng:
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng để cây phát triển tốt, tăng tỷ lệ đậu trái và tăng chất lượng cơm sầu riêng.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh cần dinh dưỡng cao hơn sầu riêng thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng phải bón nhiều phân hơn.
Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm, Bo... đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả. Trong đó, đạm và Kali là cần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, Kali là chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach. Sầu riêng rất cần Kali nhưng không nên sử dụng Kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng giảm mùi thơm.
2. Lưu ý khi bón phân cho cây sầu riêng:
Vào mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, sầu riêng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, điển hình như: Giai đoạn sinh trưởng, phát triển sầu riêng cần được bổ sung thêm đạm, lân. Vào giai đoạn phát triển quả, cây cần bổ sung Kali nhiều. Không phải lúc nào bón phân cũng là cung cấp, bổ sung chất dinh dưỡng cho sầu riêng, sẽ có giai đoạn, việc bón phân sẽ có tác dụng hạn chế tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là trong thời kỳ ra hoa đậu quả.
Đối với cây sầu riêng cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp. Tuy nhiên, điểm hạn chế nếu chỉ sử dụng phân vô cơ là đất bị chai cứng, cây hấp thụ kém, hạn chế vi sinh vật phát triển.
Tùy nhu cầu phát triển của mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại.
Bón phân có 3 thời kỳ: Bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo chồi mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón phân nuôi trái.
Khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón nhiều phân một lúc sẽ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết gây ra hiện tượng cây biến dạng và dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng giảm.
Đất có độ pH ≤ 5,5 nên bón vôi hoặc các loại phân bón có độ pH cao, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng độ pH lên, không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn. Mục đích để cải tạo đặc tính lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định.
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón. Mưa lớn kéo dài làm rửa trôi, trực di phân bón (phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng hạn kéo dài làm phân bón khó tan và dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng để phát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả…. Vì vậy, nên bón phân cho cây sầu riêng lúc sáng sớm và chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn.
Do đó, ngoài việc bón phân vô cơ thì hàng năm bà con nên bón thêm phân hữu cơ để cải thiện sức khỏe của đất. Sử dụng phân hữu cơ Biola với hàm lượng chất hữu cơ 50% nhằm tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất, tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ, tăng độ tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng, tiết kiệm chi phí lâu dài.
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
3. Phân bón cho sầu riêng:
a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Thời điểm bón: Bón 2 -3 lần/năm vào mùa mưa và căn cứ vào tình trạng phát triển của cây để quyết định thời điểm bón cho phù hợp.
Cách bón: Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây sầu riêng chưa phát triển mạnh nên bón quanh rìa tán lá và cách gốc 20 cm tùy theo độ lớn của cây. Sau khi bón tủ lên một lớp đất mỏng và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên.
Liều lượng bón: Phân hữu cơ Biola 0,5 – 1 kg/gốc/lần, phân vô cơ có hàm lượng đạm, lân cao như NPK 16-16-8, NPK 20-20-15, NPK 30-10-10 tùy vào hình trạng sinh trưởng và phát triển của cây.
b. Giai đoạn kinh doanh:
Thời điểm bón: Có 5 lần bón phân như sau: Lần 1 – phục hồi vườn sau thu hoạch; Lần2 – Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày; Lần 3 - Khi quả to bằng trái chôm chôm (1.5 – 2 tháng sau đậu trái); Lần 4 – Sau đậu trái 9 tuần.
Cách bón: Bón quanh rìa tán lá. Sau khi bón tủ lên một lớp đất mỏng, tránh tác động đến rễ cây, dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên. Tưới nước để đảm bảo độ ẩm trong gốc. Có thể sử dụng phân đơn tương đương để tưới.
Liều lượng bón: Lần 1: Phân hữu cơ Biola 3-5kg/gốc, phân vô cơ có hàm lượng đạm cao như NPK 30 10 10 hoặc 20 20 15; Lần 2: Biola: 3 - 5 kg/gốc, NPK 10 30 10, bổ sung MKP và kích hoa; Lần 3: CaBo kết hợp bón NPK 16 16 16, 17 17 17 hoặc 19 19 19; Lần 4: Bón 15 5 20 hoặc 15 5 25.
4. Những điểm nổi bật trong quá trình chăm sóc:
Thông tin |
Mùa khô (Mùa thuận) |
Mùa mưa (Mùa nghịch) |
Đặc tính sinh trưởng |
ü Bắt đầu từ tháng 11, 12 đến tháng 4 ü Thuận lợi tạo khô hạn khi làm trái. ü Chủ động nguồn nước tưới, tỷ lệ đậu trái cao. ü Tỉa bớt trái non trên cành ü Hỗ trợ neo trái ü Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông.cao cần phải bón phân rất đầy đủ và cân đối |
ü Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, 11 ü Quản lý chặc chẽ trong công tác tạo mầm bông. ü Cây dễ đi đọt non ü Phun rửa bông sau khi gặp mưa. ü Thụ phấn bổ sung. ü Hỗ trợ neo trái ü Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông.cao cần phải bón phân rất đầy đủ và cân đối |
Sâu bệnh |
ü Côn trùng: Rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ ü Bệnh: Thối gốc chảy mủ, than thư, đốm rong, thối bông, ….. |
ü Côn trùng: Rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ ü Bệnh: Thối gốc chảy mủ, than thư, đốm rong, thối bông, ….. |
Giải pháp |
ü Vệ sinh cỏ dại quanh vườn ü Sử dụng thuốc hóa học: trừ nấm, vi khuẩn, trừ sâu ü Hạn chế phân hóa học, thay thế bằng phân hữu cơ. |
ü Vệ sinh cỏ dại quanh vườn ü Sử dụng thuốc hóa học: trừ nấm, vi khuẩn, trừ sâu ü Hạn chế phân hóa học, thay thế bằng phân hữu cơ. |