1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su:
Để có thể trồng cây cao su đạt năng suất tốt nhất thì bà con cũng nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của nó. Đạm sẽ là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đóng vai trò nâng cao năng suất và chất lượng của cây. Lân có vai trò quan trọng với cao su tuy nhiên giai đoạn cây non thì khả năng hút lân vẫn còn ít. Kali là thành phần dinh dưỡng quan trọng có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như về năng suất mủ của cao su.
Trong điều kiện đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây cao su phát triển mạnh, rút ngắn thời gian KTCB. Ở giai đoạn kinh doanh (KD), cây vừa sinh trưởng, vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng cây cần bổ sung rất lớn trong giai đoạn này, để tạo bộ tán tốt, tăng cường hiệu quả quang hợp giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng mủ cao.
2. Lưu ý khi bón phân cho cây cao su:
Việc bón phân cho cây cao su là yêu cầu bắt buộc, cần thực hiện đúng cách mới cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, khỏe mạnh, nâng cao năng suất thu hoạch và hiệu quả kinh tế.
Thời điểm bón phân: bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm. Đối với vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và vùng miền núi phía Bắc), bón phân lần cuối trong năm phải chấm dứt trước tháng 10 hàng năm.
Đối với cây cao su kinh doanh với đất bằng và đất dốc khác nhau, đất bằng thường rải đều giữa hàng cao su cách gốc khoảng 1 m, kết hợp xới hoặc bừa nhẹ để lấp phân. Với đất dốc thì bón vào hố tích mùn để tránh rửa trôi. Thời điểm bón phân: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm. Không bón phân khi đất đang bị ngập, úng cục bộ.
Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản bao gồm: phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng hữu cơ.
Khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây để cải thiện độ phì đất, tăng hiệu quả bón phân vô cơ khi hàm lượng mùn vườn cây H% < 2,5% hoặc hàm lượng carbon C% < 1,45%.
Bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây để cải thiện độ phì của đất, tăng hiệu quả bón phân vô cơ khi hàm lượng mùn trong lớp đất mặt (0 - 30 cm) <2,5% hoặc hàm lượng Cacbon <1,45%.
3. Bón phân cho cây cao su:
a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Thời điểm bón: bón phân 2 lần /năm, đợt 1 vào đầu mừa mưa khi đủ ẩm; đợt 2 vào cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng, chia đều lượng phân cho mỗi lần bón.
Cách bón: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Từ cuối năm thứ tư trở đi, bón phân vào băng rộng 1,0 – 1,5m giữa hai hàng cao su. Các vườn có hố ép xanh và tích mùn và trên đất dốc > 10°, phải bón phân vào hố. Trước khi bón cào bớt đất lá ra khỏi hố, rải đều phân trong hố và lấp kín bằng xác bã thực vật tại chỗ.
Loại phân bón: Liều lượng bón: Phân vô cơ được chia bón làm 2 đợt trong năm. Năm đầu tiên, thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi, bón vào đầu và cuối mùa mưa. Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong nước và nhu cầu dinh dưỡng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, phân hữu cơ Mito kết hợp phân NPK 20-20-15+TE hoặc 16 16 8.
b. Giai đoạn kinh doanh:
Thời điểm bón: Bón 2 lần/ năm thường bón phân lúc cây chuẩn bị thay lá và chuẩn bị cạo, 2 thời điểm này cây cần dinh dưỡng cho thay lá và tạo mủ.
Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ quanh gốc cao su theo mép của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Khi cây cao su đã giao tán: Đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1,0 – 1 1,5m giữa hai hàng cao su. Đối với đất dốc thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.
Liều lượng bón: Khi chuyển sang thời kỳ kinh doanh khai thác cao su, bà con bón phân hữu cơ Mito 2-3 tấn/ha, kết hợp phân chuyên dùng cao su kinh doanh có hàm lượng đạm, lân, Kali tương ứng 16-6-18+7S+TE hoặc 20 20 15. Lượng bón và thời kỳ bón cụ thể cho từng vùng đất khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cây phát triển để quyết định lượng phân bón cho phù hợp.
4. Những đặc tính cây trồng trong quá trình chăm sóc:
Đặc tính sinh trưởng |
|
|
Sâu bệnh |
|
|
Giải pháp |
|
|